Hít thở sâu – Giải pháp tuyệt vời phục hồi sức khỏe, kéo dài tuổi thọ

Thở sâu (hay thở bằng bụng) bài tập tuyệt vời giúp cơ thể giải phóng endorphin – chất giảm đau tự nhiên – giảm lượng axit trong cơ thể, tăng cường đào thải các chất độc và giảm khả năng phát triển bệnh tật. Đặc biệt, rất tốt cho người bị viêm phế quản, hen suyễn, hen phế quản, phổi tắc nghẽn COPD

Hen suyễn, hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn COPD là một trong những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp mà nhiều người mắc phải. Tuy nhiên, dưới sự tác động của bệnh lý này, phần lớn các bệnh nhân đều gặp khó khăn trong việc hô hấp. Để cải thiện tình trạng này, ngoài việc can thiệp thuốc thì việc tập các bài tập hít thở đúng cách giúp hỗ trợ điều trị và cải thiện sức khỏe đáng kể cho bệnh nhân hen suyễn, hen phế quản, viêm phổi tắc nghẽn COPD.

1. 7 lợi ích tuyệt vời của hít thở sâu

Nhiều người cho rằng cơ thể vẫn đang hít thở bình thường là khỏe mạnh, đáp ứng nhu cầu hô hấp và cung cấp oxy. Song thực tế không ít người đang có thói quen hít thở không đúng cách, chỉ sử dụng 1 phần của bề mặt phổi và khiến hoạt động hô hấp đang không hiệu quả.

Những dấu hiệu cho thấy bạn đang hít thở không đúng cách gồm: cơ thể mệt mỏi thường xuyên, thở bằng miệng, nín thở trong vô thức, đau mỏi cơ vùng vai gáy,…

Các chuyên gia cho biết, bên cạnh việc hít thở đều đặn và đúng cách thì chúng ta nên dành một khoảng thời gian nhất định trong ngày để tập hít thở sâu. Việc này đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và tinh thần như:

  • Các tình trạng tiêu hóa (GI) như hội chứng ruột kích thích (IBS);
  • Ổn định huyết áp;
  • Cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm trầm cảm, lo lắng và rối loạn căng thẳng sau chấn thương cũng như các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ, ngủ không sâu giấc;
  • Cải thiện lưu thông không khí và chất lượng cuộc sống với người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD);
  • Giúp giảm thông khí, chức năng phổi và chất lượng cuộc sống trong bệnh hen suyễn nhẹ đến trung bình;
  • Giảm viêm và giảm đau
  • Cải thiện lượng đường trong máu và căng thẳng oxy hóa (góp phần vào sự tiến triển của bệnh đái tháo đường loại 2).

Việc hít thở sâu tưởng chừng đơn giản nhưng lại mang đến rất nhiều lợi ích cho cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của con người. Đó là lý do bạn nên tập hít thở sâu thường xuyên và nhiều lần trong ngày duy trì đều đặn.

2. Một số bài tập thở dành riêng cho bệnh nhân hen suyễn, hen phế quản, viêm phế quản, viêm phổi tắc nghẽn COPD.

Bài tập hít thở bằng cơ hoành hay thở bụng

Cơ hoành thường được mô tả là phần cơ có dáng hình vòm nằm ở bên dưới lá phổi. Khi tập luyện hít thở bằng cơ hoành có nghĩa là chúng ta đang tập thở bằng bụng. Theo bác sĩ, đây là một trong số những bài tập hít thở dành cho bệnh nhân hen suyễn mang lại hiệu quả rất cao vì giúp điều hòa nhịp thở và cải thiện khả năng hô hấp. Bên cạnh đó, những kỹ thuật trong bài tập này cũng giúp thúc đẩy khả năng hoạt động của cơ hoành và giảm bớt nhu cầu thu nạp oxy của cơ thể.

Mặc dù bài tập cơ hoành mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị hen suyễn nhưng việc tập luyện sai cách sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe. Do đó, mọi người nên tìm hiểu kỹ lưỡng về các tư thế, kỹ thuật của bài tập. Để giúp các bạn dễ dàng thực hiện đúng cách, dưới đây là một số bước cho bài tập thở bằng cơ hoành:

  • Bước 1: Vào tư thế chuẩn bị bằng cách nằm hoặc ngồi trên thảm được trải trên một mặt phẳng (sàn nhà).
  • Bước 2: Đưa một tay lên phần bụng, tay còn lại đặt lên ngực rồi từ từ hít thở bằng mũi. Ở bước này, nếu thực hiện đúng các tư thế thì bàn tay được đặt trên bụng sẽ dần di chuyển nhẹ do phần bụng có biểu hiện phình lên. Tuy nhiên, bàn tay đặt trên ngực vẫn phải đảm bảo nằm yên.
  • Bước 3: Mím chặt bờ môi rồi từ từ thở ra nhẹ nhàng. Trong lúc thở ra, bạn có thể cảm nhận được phần bụng đang dần xẹp xuống dần.

Với những bước trên, các bạn cứ lặp đi lặp lại bài tập trong khoảng 15 – 20 phút cho mỗi buổi tập để cải thiện khả năng hô hấp và làm giảm nhịp thở của cơ thể. Để nâng cao hiệu quả bài tập, mọi người nên ưu tiên tập luyện ở những nơi yên tĩnh, không khí trong lành và có đủ ánh sáng.

Bài tập thở Papworth – bài tập hít thở dành cho bệnh nhân hen suyễn

Khi nhắc đến những bài tập hít thở dành cho bệnh nhân hen suyễn thì không thể không kể đến phương pháp thở Papworth. Với sự kết hợp nhẹ nhàng giữa kỹ thuật thư giãn và điều hòa nhịp thở, bài tập này giúp bệnh nhân ổn định hơi thở của mình. Điều này có nghĩa là hơi thở sẽ được duy trì với trạng thái thở chậm, đều từ phần bụng (tức cơ hoành) rồi đi lên mũi. Ngoài khả năng hỗ trợ chức năng hô hấp cho người bệnh hen suyễn thì bài tập thở này còn giúp mọi người dễ dàng kiểm soát những lo âu, căng thẳng của mình.

Theo chuyên gia, để thực hiện đúng cách bài tập thở Papworth, bạn cần đảm bảo tuân thủ đúng các bước sau đây:

  • Bước 1: Trải thảm trên một mặt phẳng (sàn nhà) rồi ngồi theo tư thế hoa sen nhưng vẫn giữ thẳng lưng.
  • Bước 2: Hít vào nhẹ nhàng bằng mũi hoặc miệng rồi từ từ thở ra bằng mũi nhưng phải đảm bảo theo nhịp đếm 1 – 2 – 3 – 4 – 5.

Bài tập này mặc dù khá đơn giản nhưng các kỹ thuật tập luyện cần phải thực hiện chính xác. Bên cạnh đó, trong khi tập luyện, bạn cần lắng nghe nhịp độ hơi thở của mình di chuyển từ mũi xuống bụng rồi từ bụng đi ra ngoài. Mặc dù bài tập này có lợi cho người bị hen suyễn nhưng bệnh nhân vẫn cần phải sử dụng thuốc điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì, bài tập chỉ có khả năng hỗ trợ, giảm bớt sự lệ thuộc thuốc chứ không thể chữa trị bệnh hoàn toàn.

Bài tập thở Buteyko

Vào khoảng năm 1950, bác sĩ Buteyko của đất nước Ukraine đã tìm ra được bài tập dành cho bệnh nhân hen suyễn. Từ đó, mọi người đã đặt tên cho bài tập này là bài thở Buteyko. Với bài tập này, bệnh nhân có thể cải thiện các triệu chứng do bệnh hen suyễn gây ra, đồng thời giảm bớt tần suất sử dụng thuốc mỗi ngày. Tuy nhiên, mọi người cần phải lưu ý rằng, bài tập này chỉ có chức năng hỗ trợ chứ hoàn toàn không thể thay thế thuốc hoặc cải thiện chức năng phổi hoàn toàn.

Để thực hiện đúng bài tập hít thở dành cho bệnh nhân hen suyễn theo nghiên cứu của bác sĩ Buteyko, các bạn cần phải tuân thủ theo đúng các bước dưới đây:

Vào tư thế chuẩn bị bằng cách ngồi thẳng lưng, đặc biệt các bạn nên lựa chọn những không gian yên tĩnh hoặc có nhạc nhẹ, không khí trong lành, sạch sẽ để thư giãn đầu óc.

Hít thở nhẹ nhàng bằng mũi với tốc độ bình thường, tức khoảng 20 giây cho một lượt hít vào – thở ra. Tuy nhiên, các bạn nên chú ý tập trung vào nhịp thở sao cho hơi thở không quá gắng sức cũng không quá nông.

Tiếp theo dùng hai ngón tay nhẹ nhàng đặt lên hai lỗ mũi để bịt kín lại, đồng thời, khép miệng. Giữ nguyên tư thế này cho đến khi không thể giữ được nữa nhằm mục đích tập luyện cơ thể giữ được hơi thở lâu.

Tiếp tục khép miệng nhưng bỏ hai ngón tay ra khỏi mũi rồi hít thở một hơi thật dài bằng mũi.

Sau khi hoàn tất các bước trên có nghĩa bạn đã thực hiện hết một lượt tập. Cứ thế, các bạn tiếp tục lặp lại các động tác và duy trì bài tập khoảng 10 – 15 lần cho mỗi buổi tập. Ngoài chức năng điều hòa hơi thở thì bài tập này còn giúp cải thiện khả năng hô hấp cho bệnh nhân. Do đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hoặc đang mắc bệnh nên tập luyện bài tập của Buteyko.

Bài tập hít thở trong Yoga

Tập luyện hơi thở thông qua những bài tập thể dục cũng là một cách giúp bệnh nhân hen suyễn cải thiện tình trạng của mình, điển hình như là bài tập hít thở trong Yoga. Tuy nhiên, các bạn cần lưu ý tập luyện đúng tư thế, đúng cách thì mới đạt được hiệu quả như ý muốn. Theo chuyên gia chia sẻ, trong yoga việc giữ hơi thở được chia thành 3 cách phổ biến, đó là thở ngực, thở bụng và thở kết hợp giữa ngực và bụng. Với mỗi cách thở, bài tập hít thở dành cho bệnh nhân hen suyễn cũng được yêu cầu khác nhau. Cụ thể như:

  • Với cách thở bằng ngực: bệnh nhân nên tập luyện hít vào bằng ngực sao cho hơi thở thật sâu. Khi thực hiện đúng cách, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được các khớp xương đang mở rộng, đồng thời ngực cũng cảm giác nở ra. Tiếp theo, thư giãn và thả hơi thở ra nhẹ nhàng.
  • Với cách thở bụng: cũng tương tự so với bài tập thở cơ hoành.
  • Với cách thở kết hợp ngực và bụng: bạn nên hít vào nhẹ nhàng và duy trì nhịp thở dài để lấp đầy không khí trong bụng và khoang ngực. Sau đó, giữ nguyên hơi thở khoảng 5 giây bằng cách nín thở rồi từ từ thở ra. Với bài tập này, các bạn nên chú ý khi thở ra cần phải cảm nhận được luồng không khí đẩy từ dưới lên trên và thở ra ngoài bằng mũi. Do đó, bệnh nhân bệnh hen suyễn nên cố gắng dùng nhiều sức để mở rộng khoang ngực và cơ bụng để không khí được lưu thông vào bên trong.

Với những bài tập hít thở dành cho bệnh nhân hen suyễn được gợi ý trên đây, Dược sỹ Huyền Trang hy vọng Quý vị sẽ có thêm nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh đa dạng, hiệu quả. Tuy nhiên, mọi người cũng nên lưu ý rằng bài tập chỉ có tác dụng khi thực hiện đúng cách và kiên trì trong thời gian dài.

Để giữ cho phổi của bạn khỏe mạnh, hãy:

  • Ngừng hút thuốc và tránh khói thuốc hoặc các chất kích thích từ môi trường;
  • Ăn thực phẩm giàu chất chóng oxy hóa;
  • Tiêm vaccine ngừa cúm và viêm phổi (điều này giúp ngăn ngừa nhiễm trùng phổi và tăng cường sức khỏe của phổi);
  • Tập thể dục thường xuyên hơn (giúp phổi của bạn hoạt động bình thường)
  • Và cải thiện chất lượng không khí trong nhà…

Nếu bạn cần được hỗ trợ thêm, hãy liên hệ đến số máy tư vấn 0966 945 763 để được tư vấn về cách điều trị hen phế quản theo nguyên lý tận gốc của đông y ngay hôm nay!

Gọi ngay
chat-active-icon
chat-active-icon